Phân tích Tứ kỵ sĩ Khải Huyền

Con ngựa trắng

Sự xuất hiện khởi đầu như sau: “Kìa! Tôi thấy một con ngựa trắng, người cưỡi nó có một cây cung. Người kỵ sĩ trắng được ban một cái vương miện rồi đi chinh phục và hoàn thành cuộc chinh phục của mình”.—Khải Huyền 6:2.[4]

Nhiều thuyết khác nhau miêu tả người cưỡi ngựa này tượng trưng cho sự xâm lược.[5] Theo một số giải thích khác, con ngựa đầu tiên được gọi là bệnh dịch (Pestilence). Tuy nhiên, nguồn gốc của lời giải thích này không rõ ràng. Một giả thuyết nữa cho rằng con ngựa trắng là Antichrist hoặc tượng trưng cho các tiên tri giả.[6] Một số học giả cũng hay giải thích con ngựa bạch này chính là Chúa Kitô.[7]

Con ngựa đỏ

“Sự hiện thấy thứ hai xuất hiện: Một con ngựa khác chạy ra, màu đỏ như lửa; người cưỡi nó được quyền lấy đi sự hòa bình khỏi thế gian, hầu cho người ta tàn sát lẫn nhau; và người cưỡi ngựa được ban cho một thanh gươm lớn”.—Khải Huyền 6:4.[8]

Người cưỡi ngựa này tượng trưng cho chiến tranh và có thể lấy đi hòa bình trên cả thế giới.

Con ngựa đen

Sự kiện thứ ba đã mở ra:“Kìa! Tôi thấy một con ngựa đen, trên tay người cưỡi nó có cái cân đĩa. Tôi nghe có tiếng như tiếng ở giữa bốn sinh vật ấy nói: ‘Một cân lúa mì bán một đơ-na-ri-on; ba cân lúa mạch bán một đơ-na-ri-on; còn dầu ô-liurượu thì đừng hoang phí’”.—Khải Huyền 6:5, 6:6.

Người cưỡi ngựa này tượng trưng cho sự đói kém và suy tàn. Chúng ta cũng thấy hình ảnh vật giá đắt đỏ đến độ một cân (1,08 lít) lúa mì bán một đơ-na-ri-on, tương đương một ngày lương vào thế kỷ thứ nhất (Ma-thi-ơ 20:2). Cũng với mức giá như vậy, người ta mua được ba cân (3,24 lít) lúa mạch, loại lúa được xem có giá trị thấp hơn lúa mì. Với tình hình đó, không thể nuôi sống được một gia đình đông người. Người ta được cảnh báo phải biết tiết kiệm lương thực hàng ngày, được tượng trưng bởi những thứ cơ bản trong văn hóa thời đó là dầu ô-liu và rượu.

Con ngựa sắc tái xanh

Sự xuất hiện thứ tư cũng đã đến:“Kìa! Tôi thấy một con ngựa sắc tái xanh, người cưỡi nó có tên là Thần Chết. Theo sát sau người là Âm phủ. Cả hai được ban quyền trên một phần tư Trái Đất, đến để gây chết chóc bằng một thanh gươm dài, bằng đói kém, bằng dịch bệnh chết người và thú dữ trên đất”.—Khải Huyền 6:8.[9]

Người cưỡi ngựa thứ tư tượng trưng cho cái chết có thể đến trong nhiều nguyên nhân khác nhau. Chiến tranh, đói kém hoặc dịch bệnh đều dẫn đến kết cuộc là cái chết. Âm phủ đi theo không ngừng lấy đi "sự sống" của các nạn nhân, không chút đau xót.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tứ kỵ sĩ Khải Huyền http://huongdionline.com/2016/04/30/nhung-nguoi-cu... http://d-nb.info/gnd/4644116-5 http://www.wiki.thuvientinlanh.org/index.php?title... https://www.biblegateway.com/passage/?search=Kh%E1... https://groups.google.com/forum/#!topic/giatocduct... https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nhung-con-n... https://www.gotquestions.org/Viet/Bon-ky-binh-cua-... https://kinhthanh.httlvn.org/so-sanh-ban-dich/kh/6... https://wol.jw.org/vi/wol/b/r47/lp-vt/nwt/VT/2016/... https://publicdomainreview.org/collections/the-fou...